Bà bầu có cần kiêng ăn măng không?

Măng tươi là loại thực phẩm chứa nhiều vi chất và thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chế biến không đúng cách và ăn không đúng thời điểm loại thực phẩm này lại gây ra nhiều hậu quả tại hại. Nhiều người thường thắc mắc liệu ăn măng có ăn toàn cho phục nữ có bầu và thai nhi. Bài viết này sẽ giúp độc giả có được câu trả lời.

Nên lưu ý, vì bào thai ngày càng phát triển, diện tích dạ dày co hẹp lại nên bà bầu càng ở những tháng cuối thai kỳ không thể ăn quá nhiều một lúc. Bởi vậy, cần tránh uống nước trước hoặc trong bữa ăn kể cả uống nước trực tiếp từ máy lọc nước nano.

Vậy bà bầu mang thai có nên ăn măng không?

Bà bầu ăn măng rất có khả năng xảy ra hiện tượng ngộ độc

Chúng ta không thể phủ nhận rằng trong măng có rất nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người nhưng trong măng còn có một chất độc, chất này có tên là cyanide. Dưới tác dụng của các enzym thì măng sẽ sản sinh ra một chất gọi là chất độc.

Chất độc này có độc tinh khá nhẹ nhưng nếu chúng ta tiêu hóa một lượng lớn chất độc này trong cơ thể sẽ dẫn đến một số triệu chứng ngộ độc như: Buồn nôn, khó thở, đau đầu và tụt huyết áp… Thậm chí nếu măng không được sơ chế kĩ thì lượng độc tố quá lớn sẽ dẫn đến ình trạng ngộ độc nặng và có thể dẫn đến tử vong. vì vậy các bà bầu nên cẩn thận khi sử dụng loại thực phẩm này nhé!

Bà bầu cần hạn chế ăn măng

Không chỉ thế, báo Khám phá còn cho biết, độc tố cyanide trong măng tươi còn tác động lên chuỗi hô hấp làm bất hoạt các enzym sắt, khiến người ăn bị thiếu oxy, gây ra tình trạng thiếu máu.

Chính vì vậy, dù vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào kết luận mẹ bầu ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc. Nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo, bà bầu nên hạn chế ăn măng, đặc biệt là măng tươi khi mang thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả thai phụ và em bé.

Lưu ý khi bà bầu ăn măng

Để ăn măng an toàn, bà bầu nên mua măng về, rửa nhiều lần với nước sạch, ngâm muối, sau đó là luộc kỹ khoảng 3 lần mới nên ăn. Chú ý, trong khi luộc măng, mở vung để độc tố bay đi. Cách chế biến này cũng giảm đáng kể độc tố.

- Hàm lượng chất cyanide trong măng tươi khá cao. Do đó, khi ăn măng, mẹ nên chú ý khâu chế biến để loại bỏ bớt lượng chất độc nguy hiểm này bằng cách ngâm và luộc kỹ măng trước khi ăn.

- Trong quá trình luộc măng, nên thường xuyên mở nắp để độc tố bay đi. Đặc biệt, không nên sử dụng lại nước luộc măng, vì đa số chất độc thường đọng lại trong nước.

- Nói chung, để an toàn cho sự phát triển của cả thai phụ và thai nhi, bà bầu không nên ăn măng thường xuyên, chỉ nên ăn khoảng 2 bữa mỗi tháng, mỗi bữa khoảng 200 – 300 gam. Bởi, các trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng thường là do ăn món này quá nhiều.

Previous
Next Post »